CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY
Mã ngành: 5210217
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc THCS
Thời gian đào tạo: 1.5 năm (TN.THPT); 2 năm (TN.THCS).
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1 Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây trình độ trung cấp nhằm đào tạo vai trò nhạc công chuyên nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây. Sau khi tốt nghiệp có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.Có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Kiến thức, kỹ năng:
- Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.
+ Nắm vững hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và Biểu diễn nhạc cụ phương Tây nói riêng.
+ Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp.
+ Nhận biết hình dáng của một vài nhạc cụ phương tây phổ biến.
- Kỹ năng:
+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực của Việt Nam.
+ Nắm vững kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây ở trình độ trung cấp.
+ Sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các nhạc công chuyên nghiệp tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia hướng dẫn tại các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
+ Biết đệm các bài hát có nhịp lấy đà.
+ Nhận diện nhanh và chính xác vài loại nhạc cụ phương Tây phổ biến.
2. Thái độ:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Có tính độc lập, sự tự tin và ý thức sáng tạo, năng lực CNTT đáp ứng nhu cầu công việc, hình thành hứng thú Âm nhạc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Học liên thông lên cao đẳng, đại học.
- Có khả năng biểu diễn độc lập hoặc ở cơ sở hoạt động âm nhạc - văn hóa - nghệ thuật (các đoàn nghệ thuật, dàn nhạc, sở văn hóa, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi…). khả năng làm việc và hướng dẫn tại các cơ sở có đào tạo lĩnh vực âm nhạc - văn hóa - nghệ thuật (Viện, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo âm nhạc, Nhạc công các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên. Cán bộ chuyên môn ở Trung tâm văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học: 20
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1380 giờ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255giờ
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 1125giờ
- Khối lượng lý thuyết: 407 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 925giờ
- Thời gian khóa học: 1.5 năm (Xét tuyển năng khiếu: Kiểm tra điều kiện, khả năng phù hợp với chuyên ngành nhạc cụ (độ mềm, độ nhạy của tay) hoặc đàn một tác phẩm đơn giản. Kiểm tra năng khiếu về cao độ, tiết tấu, trí nhớ và cảm thụ âm nhạc).
3. Nôi dung chương trình:
Mã MN/ MH/ HP |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số |
Trong đó | |||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
||||
I | Các môn học chung/đại cương | 12 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH01 | Chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH04 | Giáo dục QP & AN | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH05 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH06 | Ngoại ngữ | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học chuyên môn ngành, nghề | 41 | 1125 | 313 | 777 | 35 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 17 | 405 | 133 | 256 | 16 |
MH07 | Lịch sử Âm nhạc | 02 | 60 | 15 | 43 | 02 |
MH08 | Nhạc lý | 03 | 75 | 15 | 57 | 03 |
MH09 | Hòa âm | 03 | 75 | 15 | 57 | 03 |
MH10 | Ký - Xướng âm | 03 | 75 | 15 | 57 | 03 |
MH11 | Hoà thanh | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH12 | Phân tích tác phẩm âm nhạc | 03 | 45 | 43 | 0 | 02 |
II.2 | Môn học chuyên môn ngành, nghề | 22 | 660 | 165 | 478 | 17 |
MH13 | Hòa tấu | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH14 | Kỹ thuật sử dụng Ocgan/ Guitare 1 | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH15 | Kỹ thuật sử dụng Ocgan/ Guitare 2 | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH16 | Kỹ thuật sử dụng Ocgan/ Guitare 3 | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH17 | Kỹ thuật sử dụng Ocgan/ Guitare 4 | 03 | 75 | 30 | 42 | 03 |
MH18 | Kỹ thuật biểu diễn | 02 | 60 | 15 | 43 | 02 |
MH19 | Thực tập tốt nghiệp | 05 | 255 | 00 | 255 | 00 |
II.3 | Môn học tự chọn (1 trong số các môn sau) | 2 | 60 | 15 | 43 | 02 |
MH20 | Piano/ Violon/ Flute/ Trompette/ Accordion... | 02 | 60 | 15 | 43 | 02 |
Tổng cộng | 53 | 1.380 | 407 | 925 | 48 |
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:
Số TT |
Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hoá, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Tham quan | Một khóa học 1 lần |
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian và cách thức tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được hướng dẫn cụ thể trong chương trình của từng môn học trong chương trình đào tạo.
4.3. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
+ Sinh viên phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp thanh nhạc và phải tích lũy đủ 40 tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng trường Cao đẳng KT-KT Lâm Đồng căn cứ vào kết quả tích lũy của sinh viên để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho sinh viên.
+ Hiệu trưởng trường Cao đẳng KT-KT Lâm Đồng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp.
5. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các nhạc cụ: Piano, Violông, Giutar, Ăc-coóc-đê-ông
- Giáo viên: Đàn Organ điện tử, băng nhạc, máy hát, bảng phụ, thanh phách.
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ngoài Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc và Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7. Nhạc lí cơ bản NXB Thanh niên 2000. Tủ sách kiến thức các loại nhạc cụ phương Tây - NXB Kim Đồng…
1. Nguyễn Thị Hà (2007), Vấn đề giảng dạy các tác phẩm Guitar cho trung cấp dài hạn.
2. Nguyễn Thụy Loan (1985), Lược sử âm nhạc Việt nam. (2005). ĐHSP T.phố HCM.
3. Nguyễn Bình Định (2004), Lịch sử âm nhạc Phương đông
4. Phạm Tú Hương (2008), Lịch sử âm nhạc thế giới - Trường ĐH VHNT Quân đội
5. Thân Trọng Bình (2012), Giáo trình cơ sở hòa âm bậc Đại học. NXB Đại học Huế.
6. Lê Quang Hùng (2012), Hỏi đáp kiến thức âm nhạc, NXB Đại học Huế.
7. Lý luận âm nhạc (2000), Từ điển âm nhạc, NXB Từ điển bách khoa - Hà Nội.
8. Nguyễn Xinh (1983), Lịch sử âm nhạc thế giới, Nhạc viện Hà Nội.
9. Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Vương, Hòa tấu Guitar tập 1, 2, NXB Thanh Niên.
11. Huy Du: Tam tấu cho Piano: Variations "Kể chuyện sông Hồng"
12. Mendelssohn: Tam tấu cho Piano giọng Rê thứ, op.49
13. Phạm Tú Hương - Vũ Nhật Thăng (1993), Sách giáo khoa hòa thanh, NXB Âm nhạc
14. Nguyễn Thị Nhung (1989), Phân tích tác phẩm âm nhạc, NXB Âm nhạc Hà Nội
15. Bùi Ngọc Phúc (2001), Tính năng nhạc cụ, Đại học Nghệ thuật Huế.
16. Đào Thái (1994). Hòa âm, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Bùi Ngọc Phúc (2001), Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng
18. Đào Trọng Minh (2001), Cấu trúc của ngôn ngữ hòa âm,NXB TP Hồ Chí Minh.
19. Vĩnh Phúc (2012), Âm nhạc VN qua báo chí nửa sau thế kỷ XX, NXB Thuận Hóa.
20. Tô Vũ (2004), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện âm nhạc Hà nội
21. Giáo trình Ký xướng âm, Nhạc viện Hà nội, Nhạc viện Hà Nội.
22.Nguyễn Quốc Vương (2005), Lịch sử phát triển cây đàn Guitar, Nhạc viện Hà Nội.
23.Phạm Hồng Phương (2003), 10 bản solo Guitar và nhạc nhẹ, Nxb Âm nhạc, HN.
24.Phan Đình Tân (1996), “Guitar - Ngày đầu du nhập Việt Nam”, Tạp chí Âm nhạc
25. Tạ Tấn (2008), Những tác phẩm nước ngoài nổi tiếng về Guitar, Nxb Âm nhạc, HN.
26. Nguyễn Quốc Vương, Độc tấu Guitar tập 1, 2, NXB Âm nhạc - Hà Nội.
27. L.V.Beethoven: Sonata cho Piano và Violin.